Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phải trường hợp nào cũng có thể dễ dàng phát hiện được. Nhiều người với tâm lý e ngại, thường né tránh việc đi kiểm tra là một nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ ngày càng diễn biến nặng thêm. Bệnh trĩ không gây tử vong nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và làm giảm chất lượng sống của người bệnh, nếu để lâu ngày bệnh càng khó chữa trị, nguy cơ dẫn đên hoại tử thậm chí là ung thư đại tràng.
Để nhận biết bệnh trĩ, cần chú ý các triệu chứng sau:
- Đau rát vùng hậu môn: Là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất khi mắc bệnh trĩ, khi các đám rối tĩnh mạch vùng mô xung quanh hậu môn bị căn dãn quá mức nhất là khi bị táo bón sẽ dẫn đến các cơn đau rát, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ trong vài giờ.
- Ngứa và viêm: Vùng da xung quanh hậu môn sưng lên do bị tổn thương, nếu các tổn thương ngày càng nhiều, vùng da này sẽ bị viêm, các dịch nhày sẽ tiết ra gây ngứa. Nếu không vệ sinh sạch sẽ và điều trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm nặng, gây nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn,… làm tình trạng bệnh càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
- Chảy máu: Người bị bệnh trĩ có thể phát hiện thấy máu chảy ra khi đi đại tiện do lớp niêm mạc vùng hậu môn chịu áp lực lớn và bi tổn thương. Lượng máu có thể ít hoặc nhiều còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, nhiều trường hợp bệnh trĩ gây chảy máu nhiều, máu chảy thành tia hoặc nhỏ giọt khi đi đại tiện và có thể không cầm lại được. Chảy máu không chỉ xuất hiện khi đi đại tiện mà còn xuất hiện khi ngồi xổm, vận động mạnh hoặc làm việc quá sức,…
- Sa búi trĩ: Búi trĩ là các đám rỗi tĩnh mạch trực tràng hậu môn do bị chèn ép quá mức và bị căn giãn (phình to ra), tạo thành một hay nhiều búi trĩ, búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc phía dưới đường lược (trĩ ngoại). Người bị bệnh luôn có cảm giác vướng víu, cộm cộm khó chịu ngay trong sinh hoạt bình thường. Búi trĩ có thể lồi ra khi đi đại tiện, trường hợp nhẹ thì búi trĩ có thể tự thụt vào, tuy nhiên khi không điều trị kịp thời, búi trĩ sẽ thường xuyên lồi ra, thậm chí là khi dùng tay đẩy vào thì búi trĩ vẫn cứ tụt ra bên ngoài.
Khi gặp các biểu hiện này, người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh để có biện pháp can thiệp phù hợp. Không nên giữ tâm lý e ngại để tránh tạo cơ hôi cho bệnh trĩ phát triển, vì một khi bệnh đã nặng thì càng khó chữa, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và gây ra rât nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
Việc điều trị bệnh trĩ cần được quan tâm đúng mức, hiện nay có rất nhiều thảo dược được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ, trong đó nổi bậc nhất có thể nhắc đến thảo dược Dền Gai và Rau Sam đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh về hiệu quả
Thienhoangsa.vn