Bệnh trĩ không phải là khó chữa nếu người bệnh sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bệnh trĩ sẽ có những biểu hiện khác nhau và cách điều trị khác nhau. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại đó là: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội: Trĩ nội là búi trĩ hình thành từ lớp niêm mạc của ống hậu môn, nằm phía trên đường lược, có màu đỏ tươi, hơi ướt và thường phát hiện khi thấy có máu chảy. Bệnh trĩ nội có thể được chia thành 4 cấp độ tiến triển như sau:
- Cấp độ 1: Giai đoạn đầu bệnh trĩ thường sẽ không gây đau, búi trĩ nhỏ và gây chảy máu khi đại tiện, máu có thể ít hoặc nhiều tùy trường hợp từng người, máu có thể lẫn trong phân, chảy thành tia hay nhỏ giọt.
- Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu lớn hơn và sa ra ngoài khi đại tiện, ở giai đoạn này búi trĩ có thể tự co lên được, các triệu chứng như chảy máu, đau rát do bị tổn thương vẫn xuất hiện và mức độ nhiều hay ít còn tùy vào trường hợp cụ thể của từng người bệnh
- Cấp độ 3: Lúc này số lần búi trĩ sa ra ngoài sẽ thường xuyên hơn và không thể tự động thụt vào được nữa, người bệnh phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong.
- Cấp độ 4: Búi trĩ tự sa ra ngoài ngay cả khi không đi đại tiện, khi vận động mạnh, hoặc làm việc quá sức... Búi trĩ dù đã được đẩy vào trong nhưng vẫn sẽ tiếp tục bị tụt ra ngoài.
Trĩ ngoại: xuất hiện ở phía dưới đường lược, thường nằm ở mép rìa hậu môn và lồi ra ngoài, dễ dàng quan sát, có màu đỏ sẫm, bề mặt khô và không thụt vào trong được, thường không chảy máu nhưng sẽ gây cộm vướng khó chịu cho người bệnh.
Trĩ ngoài được chia thành 2 cấp độ:
- Cấp độ 1: Giai đoạn đầu, búi trĩ còn nhỏ, ít gây đau, hầu như không chảy máu, lúc này bệnh vẫn chưa gây nhiều phiền phức trong sinh hoạt nên người bệnh thường chủ quan và không điều trị.
- Cấp độ 2: bệnh đã tiến triển nặng hơn, búi trĩ bị tụ máu, sưng to, gây đau đớn và chảy máu. Vùng da xung quanh hậu môn bị sưng, viêm nhiễm do chất thải bị vướng lại khi đi đại tiện mà không được vệ sinh hết. Các tổn thương này có thể gây lở loét, áp xe hậu môn, búi trĩ sưng to vướng víu, gây rất nhiều bất tiện, gây đau đớn, đứng ngồi cũng khó khăn.
Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội sa ra ngoài kết hợp với trĩ ngoại ở mép rìa hậu môn tạo thành một búi trĩ lớn kéo dài từ niêm mạc ống hậu môn ra bên ngoài. Trĩ hỗn hợp thường không phân chia cấp độ mà người ta sẽ quan tâm đến số búi trĩ và mức độ nghiêm trọng của từng búi trĩ gây ra. Trĩ hỗn hợp là biểu hiện bệnh trĩ đã diễn biến nặng và cần được điều trị ngay.
Người bệnh có thể áp dụng phương pháp nội khoa là dùng thuốc hoặc phương pháp ngoại khoa là can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật thường gây nhiều biến chứng và nguy cơ tái phát cao, do đó phương pháp điều trị bằng thuốc, đặc biệt là thuốc từ thảo dược vẫn luôn được người bệnh ưu tiên lựa chọn vì độ an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ cho người dùng.
Thienhoangsa.vn